Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015
Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015
53- BÀI HỌC TỪ VỤ CƯỚP NGÂN HÀNG
Người giám đốc tự nhủ: 'Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!'
(Dịch từ Tankinlian)
Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở tỉnh Quảng Châu,
Trung Quốc, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về
nhà nước, còn mạng sống thuộc về mỗi người ở đây!". Mọi người trong ngân
hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống. Điều này được gọi là: "Cách thức
khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn".
Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên
cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải
những kẻ hiếp dâm!". Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp -
Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện".
Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA)
nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có
phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng:
"Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói
chúng ta cướp được bao nhiêu!". Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm -
Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở".
Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi
báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi
đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!".
Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống
bất lợi trở thành thuận lợi".
Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi
tháng lại có một vụ cướp!". Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những
điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất".
Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà
băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ:
"Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn lãnh đạo
chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì mới được
ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!". Điều này giải thích
tại sao: "Kiến thức thì giá trị như vàng".
Cuối cùng người chủ ngân hàng mỉm cười bởi sự mất mát của
ông trong cổ phiếu công ty khi vụ cướp xảy ra. Điều này cho chúng ta biết:
"Cơ hội luôn đi kèm với rủi ro".
Trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh
chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý
chỉ mang tính tương đối. Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay
cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho
những người thân xung quanh mình.
Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015
Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015
50- NGẪU HỨNG
Thu Huệ - (5h chiều 22/2/2015)
Chiều xuân gió thoảng hương đưa
Hoa Sưa rơi nhẹ trên hồ Súng xinh
Lung linh khoe sắc hữu tình
Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015
49- TÌNH THÂM, MỘNG THẮM , DUYÊN LÀNH
( BA ME CỦA BẠN TÔI ) Thu Huệ
Bẳng đi 28 năm tôi mới gặp lại người bạn cũ đã học với tôi từ năm cấp 3 trong một dịp cả 2 chúng tôi cùng nuôi mẹ tại một bệnh viện tỉnh Quảng Nam nhưng tôi thì nuôi mẹ chồng còn bạn tôi nuôi mẹ ruột, trong một sự rủi ro trùng lặp cả 2 bà gãy xương chậu trong nỗi buồn nhưng chúng tôi lại có niềm vui nhỏ, chúng tôi có dịp trở về thời học trò một thời bao kỷ niệm vui vẻ vô tư ngày đó, trong chốc lát kỷ niệm xưa lại về hiện lên những câu chuyện cũ tôi thực sự hưng phấn và tâm hồn trẻ lại sau bao nỗi lo toan việc gia đình chồng con và xã hội …Rồi tôi lại có dịp chứng kiến một tình cảm vợ chồng của ba mẹ người bạn tôi mà lâu nay tôi cứ nghĩ nó chỉ có trong tiểu thuyết, trong hư cấu của người viết truyện và trong tất cả những gì mà tôi cho đó là lý thuyết … và mãi đến bây giờ tôi mới thật sự hiểu câu “tình yêu không có tuổi tác”.
Hơn nữa tôi
sống trong một môi trường trầm lặng của làng quê mà nơi ấy thì đâu có đủ điều
kiện về vật chất và tinh thần như một người sống ở thành thị, ở quê tôi những
người đàn ông và đàn bà trong độ tuổi tầm cỡ 50 đến sáu mươi là đã lụ khụ an
phận, ngôn ngữ xưng hô cũng dần thay đổi theo tuổi tác đến tầm tuổi này người ta đã xưng ông ông bà
bà hoặc ba thằng Cu má con Bé hoặc thân mật hơn là xưng ông nội hoặc ông ngoại thằng
Ku gì đó thôi nhưng ở đây chắc tôi kể ra
mà không nói về tuổi của ông bà mà nghe đối thoại của 2 người thì chắc chắn
chúng ta nghĩ rằng họ cùng lắm tầm cở
tuổi từ 30 đến 40 tuổi là cùng .
Giường của mẹ
chồng tôi cách giường nằm của mẹ bạn 1
cái vì vậy có những lúc bạn đi vắng tôi cũng giúp bà mọi việc, năm nay bà đã 72 tuổi nhưng bà có chứng bệnh quên ngay khi nói xong
câu chuyện mà lại nhớ những câu chuyện về 40,50 năm về trước, tuy nằm trên
giường bệnh mọi sinh hoạt đều cần mọi người giúp đỡ bởi vì bà mắc thêm chứng
bệnh tiểu đường nhưng chân tay bà tỉa tót và sơn sửa rất đẹp .
Chiều nay bạn
tôi lại đi công việc nên ông ra bệnh viện chăm bà, trong bộ cánh thật phong
cánh quần đai áo nịt mang cả giầy tây trông rất phong độ , để giải tỏa không
khí đau ốm trong bệnh viện tôi có kể cho ông bà nghe những câu chuyện hài hước
và một câu chuyện rất thật cũng xảy ra tại trường cũ tôi công tác . Tôi kể hồi
đó tại trường tôi có 1 cô giáo 47 tuổi lại đi yêu một ông già 78 tuổi qua sự
ngăn cấm của gia đình con cái nhưng 2 người vẫn quyết tâm đến với nhau, gần 80
tuổi nhưng hằng ngày ông đèo cô giáo ấy đi dạy và chiều lại đón về không kể mưa
nắng … nghe xong câu chuyện bà mới nói với ông : Anh có muốn như ông ấy không
em cho anh đi kiếm đó, bà xưng anh một cách đầy hạnh phúc.
Ông trả lời : anh đi tìm người khác ai chăm
cho em đây,hai người cùng bật cười
Bà lại nói
tiếp : mấy hôm nay em ở bệnh viện anh ngủ với ai ? ông trả lời thì một mình chứ ai !
Bà lại nói
tiếp : cho anh ngủ một mình cho kinh.
Rồi bà lại mơ màng nhắm mắt lại đôi mắt sâu
sau nhiều đêm mất ngủ dưới đôi kính lão thời trang trông bà quý phái lắm ông
nhìn bà với sự xót xa thương cảm
ông mới quay sang tôi nói : Trông bà đau như
vậy chứ mặt mũi thấy còn “ Múp rụp ”con
nhỉ ? tôi vừa dạ vừa mắc cười với từ ngữ ông dùng cho bà.
Tôi nghe tiếng mẹ chồng tôi rên la nên mới
chạy về giường bà cụ nhà tôi, ngồi bên này nhìn qua tôi thấy bà nũng nụi nói anh
xoa tay cho em đi cả cá lưng nữa ngứa quá .Ông xoa bàn tay run yếu vì tuổi tác
xoa bóp cho bà khi ông kéo chiếc áo bà bị lật lên trên ngực ông dừng lại bụng bà và ấn nhẹ ông nói
: “ Em có đói không ? bà trả lời, giờ em thấy đói lắm rồi, ông bà lại làm cho tôi một lần nữa với một cảm xúc
dâng trào và thấy yêu cuộc sống vợ chồng hơn , tôi thấy được sự cần thiết của
cái duyên và nợ của đạo vợ chồng trong kiếp người ngắn ngủi này tôi lắng lòng nghe tiếp đối thoại của ông bà
dành cho nhau .
Ông nói mấy
hôm nay em không ăn được nhưng anh thấy
em có eo ra không nhịn được cười bà nói : giờ còn eo ếch gì nữa anh nói mắc cười quá .ông lại cười to hơn khi thấy bà
cười vui vẻ. Tôi ngồi bên này mới nói sang , con thấy dì và cậu thương và yêu
nhau quá con ghen tị đó, bà nói yêu hơn thời trẻ đó con và ông tiếp lời , cả một đời lo lắng và nuôi nấng lo cho 7 đứa
con cho ăn học và xây dựng gia đình bây giờ chúng nó thành đạt cả, có đứa hiệu
trưởng trường cấp 3 có đứa có nhà hàng khách sạn có đứa học thạc sĩ và làm giám
đốc ngân hàng quốc tế ở Bình Dương bây giờ mới có thời gian chăm sóc nhau thì
bà lại bệnh, gần 2 năm nay tôi lo cơm nước cho bà từ khi bà mất trí nhớ ( Chợt
nhớ , chợt quên )
Trời cũng tối dần mà bạn tôi chưa
về để cho ông về nhà nghỉ ngơi , tôi mới gọi bạn về thay trực cho ông , trước
khi về ông không quên nắm tay bà và dặn dò đủ việc ông nói : mong em ngủ ngon , mai anh ra sớm.
Có
lẽ đến tuổi xế chiều, nếu còn đồng hành với nhau , còn đi bên cạnh cuộc đời của
nhau thì họ trân trọng một thứ tình cảm mà có lẽ không từ ngữ nào để nói lên được mà chỉ có sự cảm nhận mà
thôi.
… Chưa đầy một tháng sau kể từ
ngày bà xuất viện bà lại vĩnh viễn ra đi , ngày tôi xuống thắp nhang cho bà cô
bạn tôi đem ra một xách mỹ phẩm nói là ông đã mua để cho bà trang điểm đi chơi
nhưng tai nạn xảy ra bà chưa kịp dùng, ông bảo phải bỏ theo cho bà để xuống dưới ấy có cho bà dùng , tôi
thấy nao cả lòng và nước mắt chảy dài trên má .
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)