Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

39 - LÝ SỰ TRUNG HOA -( Chu Hảo )

Ý tưởng của người Trung Hoa thời nay về phương châm sống vẫn sâu sắc như xưa, nhưng xem ra có vẻ thiết thực hơn nhiều. Phương châm ấy được diễn đạt một cách rất “ Trung hoa hiện đại” như sau:
   Một “ trung tâm”: lấy sức khỏe làm trung tâm. 
   Hai “ một chút”: thoải mái một chút, hồ đồ một chút; 
   Ba  “quên”: quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên hận thù.
   Bốn “có”: có nhà ở, có bạn đời, có bạn tri âm, có sổ tiết kiệm.    Năm “ phải”: phải vận động, phải hòa nhã, lịch sự; phải biết cười, phải biết kể chuyện; phải tự coi mình là người bình thường”.
  Điều “ một trung tâm” là cực kỳ quan trọng. Thường thì mãi đến lúc đã già yếu hoặc ốm đau ta mới thấy sức khỏe là quý giá, khi ngoài kia là trời xanh lồng lộng và nắng gió lung linh mà ta ngồi đây bất lực, mới thấy hối tiếc một thời phung phí sức lực một cách liều lĩnh và dại dột. Rất may là chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, công nghệ ngày càng hiện đại hơn nên tuổi thọ con người sẽ ngày càng cao hơn nữa. Sắp đến rồi,ngày mà “Sáu mươi tuổi chưa phải là già/Bảy mươi tuổi vẫn còn là trung niên!” hạnh phúc thay là có một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể cường tráng. Xin hãy nhớ, ở bất cứ lứa tuổi nào cũng phải “lấy sức khỏe làm trung tâm” .
Điều “hai một chút” thật là chí lý. Đừng đạo mạo quá, đừng lên gân lên cốt quá, hãy sống hồn nhiên như mình vốn có. “Thoải mái một chút” (một chút thôi nhé!) là hợp với tự nhiên bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng căng như một dây đàn đúng giọng được. Cũng đừng quá tự giày vò mỗi khi lầm lỡ. Ai mà chẳng có lúc sai, lỡ có sai thì hãy tự chủ “hồ đồ một chút” chưa sao! Cũng lại chỉ một chút thôi nhé: luôn luôn hồ đồ thì còn nói làm gì; hồ đồ nghiêm trọng thì phải trả giá đắt, đôi khi hối không kịp.
Điều “ba quên” là để lòng mình thanh thản. Lỡ đã già rồi (vì đã được sống quá nhiều), lỡ đã mang bệnh tật rồi (nhiều khi vì những lẽ rất cao cả, nhưng cũng có khi vì những sự tầm phào) thì hãy quên đi, “quên tuổi tác” và “quên bệnh tật”; hãy vui sống mỗi
ngày bằng những công việc thường nhật, có ích cho chính mình, cho những người thân yêu và cho đời…Cuộc đời riêng của mỗi người chỉ có thể thật thanh thản khi biết “quên hận thù”. “Quên hận thù” là điều rất khó, nhưng cũng sẽ dễ dàng hơn khi thật lòng mong muốn có sự thanh thản của tâm hồn.
Điều bốn “có” rất đời thường, dung dị và thiết thực. “Có nhà cửa” và “có bạn đời”Tức là một gia đình yên ấm. Dù cho thế giới văn minh này có biến đổi thế nào đi chăng nữa thì gia đình vẫn là tế bào bền vững của xã hội, vẫn là nơi trú ẩn cuối cùng, đáng tin cậy cho những tâm hồn cô đơn đang bị tai họa phũ phàng rượt đuổi. Không buồn gì bằng nỗi buồn không có “bạn tri âm”, như “rượu ngon không có bạn hiền”. Sống trên đời ai cũng ít nhiều có bạn, nhưng bạn tri âm đồng cảm chia sẻ ngọt bùi với mình thì không
phải người nào cũng có. Thiếu bạn tri âm thì cuộc đời sẽ thiếu đi một mảng lớn. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là phải có của ăn của để ở chừng mực thích hợp, tức là phải có sổ tiết kiệm, phải dành dụm phòng khi lỡ vận, phải lo xa một chút.
Điều năm phải khuyên chúng ta thực biện 1 phong cách sống lành mạnh và văn hóa. Trước hết, “phải vận động” (chân, tay) vừa phải và bền bỉ. Khó nhất là duy trì việc tập thể dục thường xuyên; tập kiểu gì cũng được, ít nhiều tùy theo sức, miễn là tập được đều đặn hàng ngày. Đó là cách tốt nhất để giữ cho thân thể khỏe mạnh và tinh thần sảng
khoái. Còn thể thao thì tùy sở thích và tùy hoàn cảnh chứ không phải nhất thiết. Thứ hai
là phải “hòa nhã, lịch sự”. Đó là phong cách không thể thiếu được cho mỗi người dù ở cương vị nào và hoạt động trong lĩnh vực nào. Nét văn hóa ấy là nét chung của nhân loại.
Bất kể ở trình độ văn minh nào. Người có văn hóa không hẳn là người có học thức cao.
Thứ ba là “phải biết cười”. Biết cười có duyên không dễ. Không phải ai cũng ưa hài hước
và tính hài hước không phải có sẵn trong nhiều người. Những người không ưa hài hước có lẽ không phải là những người có văn hóa cao. Hơn nữa, bạn có biết không, mỗi lần cười là có mấy chục cơ bắp trên mặt cùng hoạt động và làm ta sống thêm được ít phút.
Vậy thì cũng cần “phải biết cười”.
 Thứ tư là “phải biết kể chuyện”, tức là phải biết kể lại những điều mình biết một cách khúc triết, rõ ràng, biết diễn đạt ý kiến của mình một cách sáng sủa, nói rộng ra là phải biết cách giao lưu tư tưởng. Người biết kể chuyện luôn luôn đồng thời cũng là người biết lắng nghe, bởi có chịu khó lắng nghe thì mới có cái để mà kể lại và mới biết kể thế nào cho thích hợp đối với người sẽ nghe mình. Sau hết và cũng lại là trước hết là “phải tự coi mình là người bình thường”. Người ở cương vị càng cao mà biết coi mình là người bình thường thì càng được kính trọng. Đối với một số người biết điều ấy không phải là dễ dàng; bởi vì ngay một anh binh nhì cũng có thể ngạo mạn
khinh người, coi mình là nhất thiên hạ, y hệt một tướng lĩnh lừng danh ưa phỉnh nịnh.
Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Cái khó nhất là biết dừng ở chỗ nào” và “Cái cần biết trước hết là mình”. Người biết tự coi mình là người bình thường sẽ dễ “biết mình” và cũng dễ “biết dừng”.
Tôi hy vọng là đã hiểu và diễn đạt đúng được phần nào những ý tưởng sâu sắc và độc đáo của người Trung Hoa xưa cũng như nay về phương châm sống. Xin chia sẻ cùng bạn đọc nhân năm cũ sắp qua, nhìn lại mình, để đầu năm mới bớt được một chút hồ đồ và
đem được một chút thoải mái. “Cuộc đời vẫn đẹp sao…

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

38 - GÓC KHUẤT CUỘC ĐỜi ( THẰNG BÉ MỒ CÔI )

Trông bộ dạng nhếch nhác, quần áo thì xộc xệch với đôi dép lê cũ gót mòn hơn phân nữa  nó nhoẻn miệng cười và cuối đầu chào tôi :
Cháu chào cô !
Tôi mỉm cười gật đầu đáp lễ, tôi nghe chồng tôi gọi :
Quốc mới đến chơi à, vô nhà đi con,
 Tôi thấy nó cũng lanh lợi và dể bắt chuyện nên tôi thân với nó từ đó .Quốc thường đến nhà tôi vào thứ 7 hoặc chủ nhật, vì những ngày đó chồng tôi mới có ở nhà và anh thường đi tìm cây cảnh, Quốc hay đi theo chồng tôi, nhưng đặt biệt không bao giờ tôi mời cơm nó ở lại cả, những lúc đó tôi biết nó chỉ đi ăm cơm quán thôi, một hôm tôi hỏi chồng tôi về lai lịch và sự quen biết về nó thì chồng tôi mới kể về cuộc đời của nó cho tôi nghe.
Ba mẹ nó bị tai nạn cháy xe trong một lần đi Qui Nhơn - Nó mồ côi từ đó khi nó mới lên 3 tuổi , nó còn ngơ ngát chưa biết nổi đau mất người thương yêu  và chăm lo cho nó suốt cả cuộc đời này, nó như con nai ngơ ngát lạc lỏng giữa cánh rừng già với muôn ngàn chông gai và cạm bẩy … Nó được bên ngoại đem về nuôi cho đến năm lên cấp hai  nó lại về bên nội ở hẳn và sống với bà nội, ngày bà nội nó đi lấy chồng nó sống với một người cô không chồng hai cô cháu nương tựa vào nhau, nó mồ côi nên sự chăm sóc dồn lại từ tình thương của nhiều người nhưng nó không phải là người mà họ mang nặng đẻ đau nên tình thương cũng không được  trọn vẹn ấm cúng với những đêm về giá lạnh hay sự chăm sóc thấu đáo như những đứa trẻ có được trong vòng tay của ba mẹ, rồi thời gian cũng dần trôi qua nó đã được 15 tuổi lúc này nó cũng được học đến lớp 9, thế rồi nó nghỉ học mặt dù người cô của nó là một giáo viên, nó lăn lộn vào đời để kiếm sống, nó sinh ra là số phận đã đưa đẩy nó cuốn đi vào đời không được định hướng nên có lẽ những việc làm của mình nó cũng không sợ ảnh hưởng đến người thân để tồn tại trên đời này nó phải tìm đủ mọi cách để kiếm tiền, kiếm tiền như một tiêu chí để nó phấn đấu và mong muốn  khỏi lệ thuộc vào mọi người nhưng nó không hiểu rằng đồng tiền như thế nào mới là của mình, còn đồng tiền làm cách phi nghĩa cũng như giữ của người khác, một ngày nào đó nó sẽ tụt khỏi tay mình ….
          Chưa được trải nghiệm trong cuộc sống hơn nữa nó không có ba mẹ để định hướng đường đi cho mình để đứng vững trong cuộc đời nầy cho nên khi bước vào đời rất chông chênh và nó đã dính vào điều cấm của pháp luật .
Và chồng tôi kể tiếp, nó đi buôn đĩa lậu trong một lần truy quét thì nó bị bắt và chồng tôi phụ trách điều tra về tội phạm an ninh xã hội, nên nó mới kể về mình như vậy, sau khi xử lý xong chồng tôi thương hoàn cảnh mồ côi nên mới nhận giáo dục nó về tư cách, đạo đức và định hướng cho nó về tương lai và dành cho nó một sự cảm thông về những mất mác và bất hạnh đã đến với nó, ngày tháng trôi qua nó cũng là người thông minh nhanh nhẹn nên cũng đã làm lại cuộc đời và tìm cho mình một con đường làm ăn lương thiện – Quốc đã lấy vợ và vợ nó sau này cũng xin vào làm VP của cơ quan  chồng tôi, nó bắt đầu làm ăn suông sẻ  gầy dựng được cơ ngơi và nó thường xuyên nhờ chồng tôi tư vấn về làm ăn và cách quan hệ xã hội, tôi thấy nó có nhiều thiện ý tốt và qui chánh làm lại từ đầu sau vài năm bươn chải nó xoay xở mua được mấy chiếc xe tải chở hàng, thành lập công ty, tôi cũng mừng cho nó, chắc nó hết cơn bỉ cực đến ngày thái lai,  tôi chợt nghĩ nó trả  hết nợ nghiệp của cuộc đời rồi, vợ chồng nó sống hạnh phúc và sinh được 2 cậu con trai rất khấu khỉnh…
Bẵng đi thời gian không gặp lại tôi cứ ngở nó bận công việc làm ăn nên cũng không quan tâm nhiều về nó nhưng tôi cũng không ngờ ngày gặp lại sau 3 năm nó lại trắng tay như câu chuyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng  ” vậy nó tìm về quê và lên nhà tôi và kể lại sự vắng mặt trong 3 năm qua tôi mới biết nó đã bỏ xứ đi tìm đất mới làm ăn để gầy dựng lại sự nghiệp, bỏ lại quê nhà người vợ trẻ và 2 đứa con thơ, còn vay mượn chồng chất không thể trả được và lại lần nữa nó đánh mất đi hạnh phúc vốn dĩ một thời làm nhiều người mơ ước nhưng bây giờ nó mất sự nghiệp mất gia đình vợ và con… trơng những năm lăn lộn nơi đất khách quê người cuối cùng lần thứ 2 nó chọn buôn lậu cho nhanh chóng kiếm tiền  nhưng không ngờ tích lũy được một ít vốn nó đầu tư buôn lậu qua cửa khẩu và bị bắt toàn bộ hàng, nó may mắng được người bảo lãnh nên không ở tù và chạy thẳng về quê, trong mình không có một đồng để ăn uống lần nầy đến lúc tôi thở dài, khi nó về chồng tôi mới nói : nó lên đây có ý xin mình cứu giúp cho nó đó em, anh sẽ giúp nó một lần nữa xem sao, tôi đồng ý nhưng trong lòng cũng không vui lắm vì nó đã trải qua ngày tháng được chỉ bày cặn kẻ nhưng nó lại không nghe lời, cứ muốn  một bước là lên đến trời, nhưng cuối cùng tôi cũng giúp nó một số vốn và chiếc xe máy làm phương tiện đi lại, lần nầy nó làm lại cuộc đời ra sao ?


( còn tiếp ) Thu Huệ

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

37 -CON GÁI LỚN LÊN CÙNG NĂM THÁNG

3 tháng tuổi
 1 tuổi
2 tuổi


 3 tuổi
4 tuổi

5 tuổi

6 tuổi 
7 tuổi 
8 tuổi
9 tuổi


10 tuổi - Liên đội trưởng  trường tiểu học

11 tuổi

12 tuổi


13 tuổi

14 tuổi

14 tuổi - Liên đội trưởng trường cấp II


15 tuổi

16 tuổi

17 tuổi





18 tuổi
19 tuổi



20 tuổi 


SN lần thứ 20


SN lần thứ 21



22 tuổi

SN lần thứ 22

23 tuổi


SN lần thứ 23

36- TÌNH HUỐNG KHÓ ĐỞ ( Sáng ngày 16/1/2015 )

Trong thời gian chờ tiết dạy một giáo viên nam qua phòng nghỉ đánh cờ thư giản nhưng lại mất bàn cờ tướng , thầy giáo nọ mới đi qua Văn phòng gặp một nhân viên nữ mới hỏi :
GV Nam : Em có thấy bàn cờ tướng ở đâu không  ?
NV nữ : em không thấy
GV nam : anh hỏi lại em có dú ( giấu ) không ?
NV nữ : Có Dú ( vú ) đây  nhưng không đưa.
GV nam : đỏ mặt
VN nữ : Em Có Dú ( vú ) đó ,anh tự tìm lấy
GV nam : Pó tay và bước ra khỏi VP
                                                              Thu Huệ chứng kiến


Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

35- ĐÊM ĐÀ LẠT



Lang thang dưới ánh đèn mờ
Một mình qua phố sương mù đêm nay
 Rơi rơi từng hạt mưa đầy
Ánh đèn heo hắt chơi vơi bên thềm
Giọt mưa tí tách qua mành
 Sương đêm Đà lạt tựa thành mưa bay.
                                                                Thu Huệ -  Tháng 7/2007

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

34- BA , MÁ TÔI

Không phải đến giờ  này khi có con cái đã trưởng thành tôi mới cảm nhận được công lao nuôi nấng và dạy bảo của ba má tôi , nhưng người ta nói rằng nếu một người nào đó khi nói ra được sự cảm nhận của mình về người khác thì nó sẽ được vơi đi những gì ấp ủ trong lòng , tôi muốn nói với ba má tôi rằng tôi yêu ba má tôi như thế nào nhưng lời nói nó không dài bằng tấm lòng và cảm xúc của tôi khi nghĩ về ba má mình nên tôi lại dừng , nhưng hôm nay tôi quyết định viết lên điều này một phần vì trong quản thời gian tôi khôn lớn tôi đã đem tình thương yêu và tấm gương của ba má tôi ngày nào mà hành xử trong cuộc sống hiện tại.
Đi-đơ-rô, một trong những nhà văn , một trong những nhà tư tưởng lớn của nước Pháp thế kỉ XVIII, đã có câu trả lời rất đáng cho mọi người suy nghĩ : Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”. đúng vậy tôi luôn đem lại niềm hạnh phúc cho mọi người nếu trong khả năng của mình vì khi ta cho đi là đã nhận lại rồi . Tôi không đem tiền tài vật chất thật nhiều về cho ba mẹ nhưng tôi giữ vững đạo làm người trong cuộc đời này là tôi đã trả hiếu và mong đợi của ba má tôi rồi  bởi vì khi tự lập bước vào đời tôi rất cần hình ảnh, danh dự của gia đình để làm nền tảng cho cuộc sống sau này cho con , cháu vì :  “  con cái không mong cha mẹ cho nó một tài sản , mà nó muốn cha mẹ cho nó một đạo đức làm người "  Ba má tôi đã làm được cho tôi điều đó .



BA TÔI

Mỗi người cha có sự thương  yêu con cái khác nhau không ai giống ai cả , nhưng với tôi ba tôi là người đàn ông trên cả tuyệt vời và sự hy sinh của ba tôi xuất phát trên đạo lý và cho tôi tất cả những gì ông có thể, ngược dòng thời gian có những câu chuyện tôi nghe kể lại về thời thơ ấu tình yêu thương của ba dành cho tôi
Ngày tôi mới ra đời, khi má tôi sinh tôi ra ba  đã ẵm tôi ngủ riêng ngay đêm đầu tiên , khi ấy ba cũng còn trẻ lắm mới 25 tuổi, , ba tôi nói :  Má tôi mới sinh rất yếu sợ sẽ bị ngủ mê mà đè lấy con, ba tôi thức trắng mấy đêm liền, chỉ cho tôi  được nằm gần má  khi tôi khát sữa rồi đến khi từ nhà hộ sinh ba ẵm tôi về nhà , mọi người nói ba quí tôi đến nỗi khi tôi biết ngồi lúc nào ba cũng để trên cổ rồi đưa đi chơi, thời gian trôi đi tôi cũng đã lớn dần ba tôi cho tôi vào  chùa để học đạo, học chữ, ba kỳ vọng và đầu tư rất nhiều  đứa con gái bé nhỏ này .
Năm 1975 khi gia đình tôi chạy từ miền Trung vào Nam trên một chiếc tàu thủy, gia đình tôi ở trên một chiếc Xa lan khi ra giữa biển thì chiếc  xà lan  bị đứt lênh đênh trên biển, ba thì cõng tôi trên lưng 7 ngày không có một giọt mưa tôi thì khát nước thoi thóp ba tôi cũng vậy ông múc nước biển uống và lấy nước miếng của mình để bón cho con, đến khi có tàu cứu hộ người ta dành nhau qua chiếc tàu , ngày ấy tài sản, vàng bạc ba tôi mang theo trên mình, ba mang phía trước, còn tôi  thì ba mang phía  sau, mọi người phía sau  níu kéo tôi để vượt lên phía trước, tôi khóc nói :  con đau quá ba ơi ! con chịu không nổi nữa, ba tôi đành bỏ tất cả tài sản mang theo để đưa tôi ra phía trước ôm giữ…Gia đình tôi trắng tay từ đó .
Ba tôi là người viết nhạc, kịch bản và dạy đàn ( nghiệp dư thôi ) ba muốn sau này con gái sẽ làm được kỳ vọng của ba nên tất cả những gì ba có đều dồn vào cho đứa con gái này tuy hồi đó tôi đã có đứa em trai , nhưng ba nói   con trai ở với ba mẹ cả đời còn con gái chỉ  sống với mình chừng vài mươi năm thôi. Ba tôi dạy tôi đàn , dạy tôi đánh cờ, và ba biết tôi có năng khiếu vẽ và làm thơ từ nhỏ, ba nói : làm con gái phải biết “ cầm, kỳ,thi, họa ” nghe con.
 Năm mười 11 tuổi khi ba tôi chơi nhạc ở đâu cũng mang theo con gái chơi nhạc mở  màn văn nghệ, tôi là niềm vui của ba . Năm tôi học lớp 7 Ba cho tôi thi vào quốc gia âm nhạc Huế tôi đã được chọn vào  đào tạo ,và lần này mẹ tôi lại khóc và phản đối làm cho ba tôi buồn thật nhiều… Tôi lớn lên trong sự che chở của ba tôi cái gì cũng nói với ba cả vì má tôi lại buôn bán đường xa lo cho cuộc sống của cả gia đình.
Năm tôi vào học đại học thì cũng là năm tôi bị bệnh rối loạn thần kinh tiền đình , ba tôi ra nơi học đón tôi về chữa bệnh , ba dẫn tôi ra TP Đà Nẵng mua cho tôi 1 cái quần , khi ấy quần Jaen  chưa thịnh hành , nhưng ba vẫn mua cho tôi chiếc quần đó , ba tôi vốn nghệ sĩ nên việc ăn mặc ba cũng rất thời trang. Khi về đến nhà mẹ hỏi quần của ba nó đâu ? ba cười trả lời : tôi dồn hết cho con gái rồi, cái quần này gấp 2 lần tiền quần thường, và ba tôi xít xoa con gái mặc em thấy có đẹp không ?  Ba ơi ! khi đó con đâu có biết ba hy sinh cho con quá nhiều như vậy con chỉ biết mình có chiếc quần ra làm le với bạn thôi.
Có lần tôi không may bị té xe trầy chân vậy mà ba về đốt hết quần áo, đập luôn một chiếc đồng hồ và một chiếc xe đạp ba nói :  vì tôi đau nên ba không đánh đòn được nên ba đập các thứ này để tôi ghi nhớ, tiền tài vật chất có thể làm ra chứ kiếp sống con người chỉ có 1 lần thôi ba nói :  bởi tôi bất hiếu không gìn giữ tấm thân cha mẹ cho mà còn làm cho tấm thân bị trầy sướt…
Ngày Ba tôi đi xuất gia, má tôi khóc nhiều lắm, má tôi bảo ba tôi sao bỏ gánh giữa đường cho má tôi muôn ngàn khổ cực, ba tôi lặng lẽ bàng hoàng , bởi vì suy nghĩ của ba tôi chưa một lần ba cho má biết nên ba  chỉ nói với má  rằng, cô im lại cho tôi hỏi một câu thôi rồi cô trách móc tôi như thế nào cũng được, ba  hỏi má : Nếu cô có trên tay 1 tỷ bạc mà con gái cô bị tai nạn  hay gặp sự cố nào đến bản thân nó thì cô chọn 1 tỷ hay chọn sự bình an cho con cái, má tôi không nói gì ba tôi tiếp, tôi đã nuôi nấng con gái tôi đến giờ này tương đối hoàn hảo về vật chất, tinh thần và hình hài, cho nên nửa đời còn lại tôi không được gần gũi chăm sóc nó nên tôi chọn con đường tu hành mong cho con một sự bình yên khi nó có chồng  cô có hiểu tấm lòng tôi không? tôi không phải hạng người vô trách nhiệm, làm người phải biết nhìn xa, không nên sống quá ích kỷ , mong cô hiểu và ủng hộ nguyện vọng của tôi...Má tôi gạt nước mắt và chấp nhận sự lựa chọn của ba tôi, ( Ba ơi! Tình thương yêu con gái  nay con gái của ba cũng đã được một người thay ba thương yêu chăm sóc rồi , con gái cám ơn ba thật nhiều )
     Ngày tôi sinh con bé đầu ba  ở tận Vũng tàu trong khu chùa Đại Tùng lâm , và ông đã về trước ngày tôi sinh để nguyện cho tôi sinh được bình an  tự  ông lên tận nơi  sinh ôm đứa cháu ngoại về để cho má tôi nuôi , ông sợ tôi chăm con không chu đáo và khổ cực, rồi đến khi tôi sinh đứa thứ hai ông cũng từ chùa về nhà cầu an cho tôi sinh thuận lợi và cũng chính tay ông ẵm đứa con thứ hai của tôi từ nhà hộ sinh về, ông nói rất mong sau này cháu được nhiều duyên lành và phước đức, và từ đó ba tôi trở về chùa tu hành học đạo …nếu nói về tình  thương yêu con của ba tôi  thì có lẽ không có giấy bút nào  nói hết được nhưng tôi khi viết về ba là hình ảnh của ba lúc nào cũng đồng hành cùng con gái trên suốt cuộc đời này, về tài, đức vẹn toàn nhưng ba ơi kỳ vọng của ba vào con gái quá lớn mà con gái thì không làm được điều gì cho ra hồn để ba vui nhưng con gái sẽ hứa với ba con sẽ sống đúng theo luật nhân quả của nhà phật thì việc gì trên đời này cũng vượt qua không mấy khó khăn phải không ba?, con gái chưa mở miệng nói tiếng kính yêu ba  nhưng  ba là người ba vĩ đại nhất trong lòng con , là thần tượng của con trong cõi đời này mà con gái phấn đấu để được như ba vậy đó ba kính yêu ! .

                                                 VÀ MÁ TÔI

Nếu trên đời này có một ngôn từ nào diễn tả lột trần được tình yêu của người mẹ đối với con hay ngược lại , thì cho tôi xin cụm từ ấy ,bởi vì tình thương thì vô hạn mà ngôn từ thì có hạn , má ơi con chỉ biết nói rằng con yêu má , má đã để lại cho con đạo đức làm người, sự bao dung chân chất, không màu mè phô trương . Đã gần 50 tuổi rồi mà lúc nào má tôi cũng coi tôi như còn bé bỏng , tôi đã là mẹ và tự thân lo cho các con tôi vậy mà má tôi lúc nào gặp tôi cũng câu hỏi đầu tiên con có khỏe không, cuộc sống có chật vật quá không, hay con ăn gì chưa, ngồi chờ má mua đồ cho ăn, hay má nấu cái gì cho con ăn nhé, vẫn câu nói và hỏi như mấy mươi năm về trước, má ơi ! đến lúc này con đã làm mẹ con mới hiểu sự hy sinh và tình yêu con không có gì đánh đổi được, có những lúc con được hạnh phúc ấm cúng trong gia đình bé nhỏ của con , có con quây quần, có chồng thương yêu giúp đỡ và đồng hành bên cạnh nhiều lúc con thấy thương má quá, con thương đến trào nước mắt nhất là vào những đêm mưa, trời lạnh, con biết má chịu nhiều thiệt thòa, má ơi giá như những lúc ấy nếu được gần má con sẽ chạy về ôm má thật chặt để bù lại cho sự hy sinh quá lớn của má trong cuộc đời nầy, con biết , má ba ly thân nhau khi tuổi còn quá trẻ, má phục vụ cho ba tu tại gia, trên mâm cơn lúc nào cũng hai phần ăn, má và em một bên còn con và ba một bên, ngày đó con đâu có hiểu gì chỉ biết ăn  chay theo ba thôi mà làm cho má vất vả quá nhiều, một tay má chạy ăn cho cả gia đình, má nuôi hai chị em con ăn học nên người, má đối nhân xử thế má gánh vác luôn phần cho ba để ba yên tâm tu học, mỗi lần sinh con là con lại trở về cho má chăm sóc 2 đứa con ra đời má đều nuôi và trực tiếp đỡ các cháu trên tay, lúc con đau má túc trực bên cạnh, lúc con  gái khó khăn má lại gánh hết sự cực khổ về mình để mong con gái được an nhàn tấm thân, má nói má sẽ rất yêu quí con dâu để cho con gái má được mẹ chồng yêu quí  và đúng vậy má con về mà đâu cũng gặp người mẹ chồng hết lòng thương yêu chiều chuộng sự hy sinh của má con gái má được nhận tất cả rồi,
     Má nói rằng một tuần má vui nhất là ngày thứ bảy , chủ nhật khi đó con gái nghỉ làm việc và chạy về với má, mỗi khi các cháu về thăm ngoại má hỏi mấy đứa nhỏ ở nhà có bị ba má đánh đòn không , các cháu nói ba không bao giờ đánh đòn các con còn má con thì đánh 3 roi vô một , khi gặp tôi má trách tôi  đủ điều má nói năm nay con 30 tuổi má chưa từng đánh con dù một bạt tai hay cái cú trên đầu đó nghe con, sao con lại đánh đòn các cháu của má, tôi cười trả lời, ngày xưa má không đánh đòn con vì có ba thay má rồi, má chỉ đở đòn cho tụi con thôi, còn bây giờ gia đình con ngược lại để cho chúng nó vào nề nếp chứ má, nhưng mẹ đánh đòn thì luôn giơ cao đánh khẽ thôi má yên tâm .
`        Mười ngày tôi mổ nằm viện má túc trực bên tôi đến 11 ngày luôn cả ngày tôi đi khám bệnh, ngày đó tôi hạnh phúc biết bao khi 20 năm có chồng không được má chăm sóc tôi thấy mình nhỏ bé như ngày nào cho dù lúc này tuổi má đã lớn vậy má cầm chiếc khăn trên tay má ngồi đầu gường suốt 3 đêm liền lau từng giọt mồ hôi cho tôi  khi tôi mê man trên gường bệnh , má tôi không cho chồng tôi trực bệnh  má nói má có ốm chỉ một mình má thôi còn con rể ốm ai lo cho các cháu ...
 Bây giờ con biết má thông suốt cuộc sống tạm ở đời nầy, má đi chùa nghe kinh niệm phật, nghe giảng giáo lý nên má xem những gì má đã hy sinh cho chồng con là đúng đắn nhất má nói : Đời má có các con đều hiểu chuyện,  hiếu thảo, có chồng đi xuất gia là duyên lành trong cuộc đời này cho má, nghe má nói câu đó tôi  thấy lòng mình thanh thản đôi chút, bởi  nhân lành má đã gieo quá nhiều  bây giờ đã làm má mãn nguyện .
 Má ơi ! con cầu mong quản  đời còn lại má được khỏe mạnh, bệnh tật tiêu trừ, con gái má luôn ở bên cạnh má đây  !
Cám ơn trời phật đã cho tôi kiếp này được làm con của ba má tôi nếu có kiếp sau trở lại làm người tôi nguyện sẽ làm con của ba má và sẽ cố gắng làm một  đứa con ngoan để ba má luôn tự hào về mình .